bannerHome
Phấn đấu nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023
Lượt xem: 37

 

(binhthuan.gov.vn) Sáng 11/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì họp trực tuyến với các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 11 tháng năm 2023 đạt dưới 50% kế hoạch vốn năm 2023 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Tham dự tại điểm cầu tỉnh Bình Thuận có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 

Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 30/11/2023, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 50% kế hoạch năm 2023 (bao gồm cả vốn đầu tư của năm 2022 kéo dài sang năm 2023) là: Bình Thuận khoảng 224,581 tỷ đồng, (đạt 63% kế hoạch), Quảng Nam khoảng 862,2 tỷ đồng (đạt 53% kế hoạch), Điện Biên khoảng 880 tỷ đồng (đạt 50% kế hoạch), Hòa Bình khoảng 631,7 tỷ đồng (đạt 55% kế hoạch), Hà Tĩnh khoảng 149,8 tỷ đồng (đạt 42% kế hoạch), Quảng Bình khoảng 348,9 tỷ đồng (đạt 57% kế hoạch)... Riêng giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Bình Thuận khoảng 128,120 tỷ đồng (đạt 49% kế hoạch); Điện Biên khoảng 583,187 tỷ đồng (đạt 46% kế hoạch), Hòa Bình khoảng 300 tỷ đồng (đạt 48% kế hoạch), Hà Tĩnh khoảng 105,708 tỷ đồng (đạt 38% kế hoạch)…

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các chương trình MTQG như: Công tác xây dựng, ban hành một số quy định về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG phải sửa đổi, bổ sung, cập nhật nhiều; trong thực tiễn thực hiện vẫn còn phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập chưa được quy định đầy đủ. Một số văn bản trả lời kiến nghị trong thực hiện chương trình MTQG chưa thực sự rõ ràng dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện gặp khó khăn. Dự án 3 chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa rõ đối tượng, nội dung. Một số chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện giảm nghèo bền vững còn thấp, chưa bền vững...

 

Tại cuộc họp, các địa phương đã tập trung báo cáo tình hình giải ngân vốn thực hiện các Chương trình MTQG trong thời gian qua, trong đó nêu rõ những tồn tại hạn chế, những khó khăn vướng mắc dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đạt dưới 50% kế hoạch năm 2023; đồng thời nêu lên biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thời gian tới.

 

 

Báo cáo những khó khăn của tỉnh Bình Thuận trong giải ngân vốn thực hiện các Chương trình MTQG trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh cho biết, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời, tổ chức họp Ban Chỉ đạo định kỳ hàng tháng để đôn đốc, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc; kết quả giải ngân của tỉnh có tăng; tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn chậm so yêu cầu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng nguyên nhân của những tồn tại hạn chế cũng như các tỉnh trong nhóm giải ngân thấp; trong đó việc thực hiện dự án Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm 02 nhà hỏa táng điện cho đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc Dự án 4) vẫn chưa được phê duyệt do vướng mắc liên quan đến lựa chọn công nghệ để làm cơ sở chuẩn bị công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ là hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm Nhà hỏa táng điện); dẫn đến địa phương không thể triển khai mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương đã phân bổ và khó giải ngân trong năm 2023…

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cam kết, tỉnh Bình Thuận sẽ nỗ lực cố gắng đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn các Chương trình MTQG; phấn đấu đến 31/01/2024 giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang 2023 và giải ngân trên 95% kế hoạch vốn năm 2023 được giao.

 

 

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, để tỷ lệ giải ngân vốn thực hiện các Chương trình MTQG đạt thấp, về trách nhiệm chủ yếu do một số địa phương có sự lơ là chưa quyết liệt; bên cạnh đó, vướng mắc về mặt thủ tục cần phải điều chỉnh lại; mặt khác, vẫn còn sự khó khăn do yếu tố đặc thù do thời tiết, khí hậu… Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương cần báo cáo cụ thể từng khó khăn vướng mắc, trao đổi với các Bộ, ngành để cùng tháo gỡ. Phó Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh đến đảm bảo chất lượng của việc đầu tư. Đồng thời cho biết, sắp tới Quốc hội sẽ tổ chức họp để giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến thủ tục về phía trách nhiệm của Trung ương.

 

 

TT Dân 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập