Cần xây dựng, nhân rộng những mô hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
(binhthuan.gov.vn)
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Phan Văn Đăng tại Hội
nghị tuyên dương mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2017-2022.
Sáng
25/10/2022, Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và phòng, chống
tội phạm, tệ nạn xã hội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương mô hình, điển hình tiên
tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giai đoạn 2017-2022.
Phó Chủ tịch
Thường trực UBND tỉnh - Phan Văn Đăng phát biểu chỉ đạo
Phát
biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Phan Văn Đăng, nhấn
mạnh: Trong thời gian tới, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
của tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đã và đang đặt ra cho công tác
đảm bảo an ninh, trật tự những yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn.
Để
tiếp tục giữ vững và ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương đòi hỏi
phải có sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân;
trong đó, công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có vai
trò và ý nghĩa hết sức quan trọng; do đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề
nghị các đại biểu tiếp tục thực hiện
tốt các nội dung sau:
Các
cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể chính trị, nhất là ở cơ sở cần nhận thức sâu
kỹ ý nghĩa mục đích công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến;
nhất là xác định trách nhiệm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, việc quản lý điều hành của
UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục để cụ thể
hóa việc triển khai thực hiện.
Mục
tiêu hướng đến là phải phấn đấu đạt được các yêu cầu như sau: Mô hình, điển
hình phải có ý nghĩa thiết thực đáp ứng nhu cầu chính đáng của quần chúng nhân
dân; phải mang tính xã hội hóa, huy động tính tự nguyện và trách nhiệm của quần
chúng với phong trào và công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương; phải
mang tính ổn định lâu dài để duy trì và phát triển phong trào.
Việc
xây dựng mô hình phải xuất phát từ tình hình thực tế tại địa phương; gắn yêu cầu
nhiệm vụ của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở
cơ sở với quyền lợi thiết thực của quần chúng nhân dân và người lao động. Xây dựng
mô hình phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa bàn cơ sở; nội dung phải cụ
thể, thiết thực, dễ làm, dễ thực hiện.
Cần
xác định mô hình “Tự phòng, tự quản” là hình thức xã hội hóa trong công tác
phòng, chống tội phạm để huy động các nguồn lực tham gia; lực lượng Công an phải
thực hiện tốt vai trò tham mưu, nòng cốt. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được
giao nhiệm vụ xây dựng mô hình cần thường xuyên bám sát địa bàn, thu thập thông
tin, tình hình có liên quan, tâm tư nguyện vọng và phản ánh của nhân dân; từ
đó, có biện pháp và nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp; kịp thời tham mưu
giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự thì hoạt động mô hình mới
đem lại hiệu quả cao.
Việc
xây dựng, nhân rộng mô hình tiêu biểu phải gắn với xây dựng xã điển hình về
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo Kế hoạch số 2729/KH-UBND ngày
18/8/2022 của UBND tỉnh; phấn đấu thực hiện đạt các tiêu chí, chỉ tiêu để phục
vụ có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự, khẳng định tầm quan trọng của
công tác xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Định
kỳ tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của mô hình để rút
kinh nghiệm và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; có hình thức biểu dương, khen thưởng
kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình tổ chức,
triển khai thực hiện xây dựng, nhân rộng mô hình. UBND các cấp, thủ trưởng các
cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục cần quan tâm cân đối, hỗ trợ kinh phí để
duy trì và nâng cao hoạt động cho các mô hình.
Đại tá Lê
Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị
Báo
cáo tại Hội nghị cho thấy, công tác chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm về tự quản,
tự phòng đảm bảo an ninh trật tự đã được cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các cấp
quan tâm chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc. Từ đó tạo những
chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân.
Trên
địa bàn toàn tỉnh đã xây dựng, nhân rộng và duy trì hoạt động 06 nhóm mô hình tại
741 địa bàn dân cư với 10.349 thành viên Tổ nòng cốt và 38 dạng mô hình trong
các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
Theo
đánh giá của Công an các đơn vị, địa phương, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có
20 mô hình hoạt động hiệu quả, được nhân rộng ra 725 địa bàn. Đáng chú ý, trong
năm 2021, có 06 mô hình hoạt động hiệu quả được Cục V05 - Bộ Công an ghi nhận;
trong năm 2022, có 04 mô hình hoạt động hiệu quả được Cục V05 ghi nhận.
Qua
thời gian triển khai xây dựng mô hình, lực lượng Công an cơ sở cùng với các
thành viên tổ nòng cốt đã thăm gặp 8.561 lượt gia đình người nghiện để tuyên
truyền, quan tâm, động viên, theo dõi. Từ đó giúp họ xóa bỏ mặc cảm, định kiến,
tránh xa thành phần xấu, có thêm động lực kiên quyết từ bỏ ma túy và tái hòa nhập
cộng đồng.
Các
thành viên nòng cốt tổ mô hình và quần chúng nhân dân còn cung cấp gần 1.000
tin báo có giá trị, giúp lực lượng công an đấu tranh, triệt phá 1.126 vụ/1.618
đối tượng; truy bắt, vận động 21 đối tượng truy nã ra đầu thú; cung cấp thông
tin giúp công an cơ sở lập 2.232 hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo
dục tại xã, phường, thị trấn...
Công
tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, nhân rộng các mô
hình điểm về tự quản, tự phòng được chú trọng. Nhận thức của nhân dân đối với
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc được nâng lên.
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã có nhiều doanh nghiệp, nhân dân
tham gia đóng góp kinh phí xây dựng các mô hình. 10/10 địa phương đã làm tốt
công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình theo Ban Chỉ đạo tỉnh, góp phần tích cực
cho công tác phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự.
Bên
cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện công tác xây dựng,
nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong Phong trào vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế cần được khắc phục đó là: Một số ít địa phương, đơn vị chưa thật sự
quan tâm đến công tác xây dựng, chỉ đạo hoạt động của mô hình, nhân rộng điển
hình tiên tiến; chưa chú trọng sơ kết, đánh giá hiệu quả hoạt động nên công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đạt hiệu quả cao; Công tác kiểm tra hướng
dẫn chưa thường xuyên; chưa kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá
nhân có thành tích trong xây dựng, duy trì hoạt động mô hình cũng như trong
công tác phòng, chống tội phạm và xây dựng Phong trào tại địa phương.
Đại tá Lê
Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh trao tặng Giấy khen của Giám đốc Công an
tỉnh cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc
Nhân
dịp này, 45 tập thể và 50 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đã vinh dự đón nhận Giấy khen của Giám đốc Công an
tỉnh./.
Hữu Tri